• BÀN GIAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU ĐỂ HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP
  • 2025-07-15
  •      Để đảm bảo việc vận hành quản lý nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp về lĩnh vực đê điều được thuận lợi, không bị gián đoạn, UBND tỉnh đã có Công văn số 8321/UBND-NNMT ngày 05/6/2025 về việc thực hiện bàn giao hạ tầng thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai khi hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; Sở Nông nghiệp và Môi trường có Công văn số 5011/SNNMT-TL ngày 02/6/2025 về việc hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bàn giao hạ tầng thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai khi hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp; Công văn số 5152/SNNMT-TL ngày 03/6/2025 về việc đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện theo nội dung Công văn số 5011/ SNNMT-TL ngày 02/6/2025, cụ thể nội dung triển khai thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về đê điều như sau:

         Sau khi thực hiện công tác chuyển đổi, sắp xếp để hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 84/166 xã, phường có đê (39 xã, phường có đê từ cấp III - I; 45 xã, phường có đê dưới cấp III), đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố bàn giao lại cho UBND các xã, phường mới, gồm:

         - Hiện trạng các công trình đê điều (bao gồm đê, cống qua đê, kè bảo vệ đê, điếm canh đê, khung khống chế tải trọng,...), hồ sơ đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa mưa lũ năm 2025 do UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý, bảo vệ theo địa giới hành chính mới sau khi sắp xếp.

         - Vật tư dự trữ phục vụ công tác phòng, chống lụt bão hiện có còn sử dụng được và vật tư bổ sung mới năm 2025.

        - Các trọng điểm xung yếu về đê điều năm 2025: Bàn giao hồ sơ, vật tư, phương tiện, nhân lực,... theo phương châm “4 tại chỗ” và theo phương án đã được phê duyệt. UBND các xã, phường mới khẩn trưởng kiện toàn lại Ban Chỉ huy trọng điểm để tiếp tục thực hiện cho phù hợp với tình hình sau khi sắp xếp, chuyển đổi, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy. Khi có sự cố vượt quá khả năng của chính quyền cấp xã, khẩn trương kịp thời báo cáo thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh để được chỉ đạo, xử lý kịp thời.

         - Cập nhật hệ thống bản đồ công trình đê điều (đê, kè, cống) theo địa giới hành chính mới; hồ sơ các vụ việc xử lý vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai do chính quyền cấp huyện quản lý về chính quyền cấp xã mới để tiếp tục quản lý, theo dõi.

         Đối với các công trình liên quan đến đê điều đang thi công dở dang phải lập và phê duyệt phương án phòng, chống lụt bão cho công trình trong mùa mưa lũ năm 2025 để bàn giao lại cho UBND các xã, phường mới tiếp tục thực hiện theo phương án được duyệt. Đồng thời, các địa phương cần kiểm tra, rà soát lại cho phù hợp với tình hình thực tế địa giới hành chính mới.

     

    Hình ảnh kiểm tra tiến độ thi công cống Nổ Thôn, K26+711 đê tả sông Mã

     

    Hình ảnh kiểm tra vật tư phòng chống lụt bão tại kho Hạt quản lý đê Thọ Xuân

     

    Hình ảnh công tác phát quang rào dậu trên mặt, mái đê đoạn K0-K0+500, đê hữu sông Càn

     

          Nguồn tin: Phòng quản lý đê điều - Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa.

Cổng thông tin điện tử tỉnh thanh hóa Cổng Dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa Công khai tiến độ giải quyết thủ tục hành chính sử dụng văn bản điện tử Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa Thư điện tử Cổng thông tin điện tử chính phủ Tỉnh Ủy Thanh Hóa Văn bản pháp luật tỉnh thanh hóa Văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa Phần mềm quản lý văn bản
Khách online: 3
Lượt truy cập: 2049201